Thứ Năm, 28 tháng 12, 2017

Trẻ bị sâu răng, sún răng, bố mẹ có thể làm gì?

Sâu răng, sún răng là các bệnh rất phổ biến ở trẻ nhưng lại ít được người lớn quan tâm đúng mức. Sự chủ quan của người lớn khiến chất lượng cuộc sống của trẻ bị giảm sút, nhất là khi trẻ bị sâu răng tiến triển dẫn tới đau nhức, mất răng, gầy yếu.

Sâu răng

Các bậc phụ huynh hầu hết chỉ quan tâm tới sức khỏe răng miệng của bé ở mức cơ bản. Việc nhắc nhở các cháu chăm sóc răng miệng thường xuyên là chưa đủ, chúng ta còn cần phải theo dõi và quan sát những hiện tượng lạ xảy ra đối với răng của bé để có những biện pháp điều trị phù hợp.

Răng sữa thì không cần đánh răng

Khi mới có răng sữa, nhiều vị phụ huynh cho rằng trẻ không cần đánh răng vì răng của chúng vẫn còn thưa, thức ăn sẽ không mắc lại nên không cần phải đánh răng. Trên thực tế, răng trẻ chỉ thưa với số lượng ít, trẻ có thể có 20 chiếc răng khi được 2 tuổi rưỡi. Khi đó, răng của chúng sẽ khít vào nhau, nếu không chải răng đều đặn, bé rất dễ bị mảng bám do thức ăn để lại, dẫn tới sâu răng.

Bị sâu răng sữa không đau đớn

Trong răng sữa vẫn tồn tại các dây thần kinh cảm xúc, trẻ sẽ đau nếu bị sâu răng. Sự đau đớn sẽ ảnh hưởng đến bé lúc ăn uống, thậm chí cả trong lúc ngủ.

Răng sữa sẽ mất đi và không ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn?

Tất cả mọi răng sữa sẽ đều được thay thế bởi răng vĩnh viễn, nhưng tình trạng của răng sữa ít nhiều chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến răng vĩnh viễn mọc lên sau này. Nếu như răng sữa bị sâu và phải nhổ sớm, khiến cho lợi bị khô, răng vĩnh viễn sẽ khó mọc lên và nếu mọc lên thì có thể mọc không đúng vị trí.

Phải làm gì khi răng sữa của trẻ bị sâu

Răng sữa có chức năng quan trọng không kém gì răng vĩnh viễn. Nó giúp trẻ thực hiện được những công việc hằng ngày như nhai, nghiền, cắn, xé, giữ một vai trò quan trọng không thể thiếu trong quá trình tiêu hóa. Nếu thiếu đi răng sữa, chế độ ăn uống của trẻ sẽ bị ảnh hưởng khiến sức khỏe giảm sút, biếng ăn, có thể dẫn đến suy dinh dưỡng. Vậy phải làm gì khi răng sữa của trẻ bị sâu?

Khi vết sâu răng còn mới

Để răng được tốt thì cách tốt nhất là phải phòng bệnh. Nếu răng sữa mới phát hiện sâu, cha mẹ cần đưa trẻ tới phòng khám nha khoa để điều trị. Thường bác sĩ sẽ sử dụng biện pháp trám răng để ngăn chặn không cho sâu tiếp tục phát triển. Răng sữa của trẻ bị sâu nếu trám sớm sẽ giữ được đầy đủ răng trên hàm, đảm bảo cho quá trình tiêu hóa của trẻ hoạt động một cách có hiệu quả.

Khi vết sâu răng đã lớn

Khi vi khuẩn phát triển đến giai đoạn muộn, tạo thành lỗ sâu lớn trên răng của bé, thậm chí có thể “ăn” gần hết răng của bé, chúng ta không nên vội vàng đến nha sĩ nhổ hết phần còn lại của chiếc răng sâu đó. Bởi vì, răng sữa nếu nhổ quá sớm, sẽ gây mất phương hướng cho răng vĩnh viễn mọc lên sau này.

trẻ bị sún răng

Răng vĩnh viễn khi mọc lên sẽ làm tiêu biến gốc răng sữa khiến răng sữa lung lay và rụng đi. Nhổ răng sữa quá sớm trước 6 tuổi sẽ khiến răng vĩnh viễn về sau mọc lên bị lệch lạc. Nếu nhổ răng sữa quá sớm thì răng bị ảnh hưởng nhiều nhất sẽ là răng hàm vĩnh viễn số 6, nếu răng hàm sữa bị nhổ sớm, răng số 6 sẽ mọc về phía trước chen vào chỗ các răng vĩnh viễn khác mọc sau này.

Các bố mẹ có thể dùng sản phẩm viên ngậm kháng khuẩn combi để phòng người giúp bé không bị sún răng:

http://mamanbebe.com.vn/vien-ngam-chong-sau-rang/c147.html

Thứ Tư, 27 tháng 12, 2017

Các bệnh răng miệng thường gặp ở Việt Nam

Bệnh răng miệng nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Sau đây là các bệnh răng miệng thường gặp.
Các bệnh lý răng miệng thường không chừa bất kỳ đối tượng nào và thường gặp ở hầu hết các độ tuổi. Chúng rất đa dạng như sứt mẻ răng cho đến bệnh nướu răng hay hơi thở có mùi,... Đây là những căn bệnh chuyên khoa nhưng ít được quan tâm nên dễ bị bỏ qua, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống.
1. Bệnh sứt mẻ răng

Sứt mẻ răng, mòn rạn men răng là căn bệnh khá phổ biến. Thủ phạm chính là do axít, nó thẩm thấu vào thành phần khoáng của răng, làm mềm men răng khiến men răng dễ bị mòn vẹt và rạn nứt, sâu răng và gây hiện tượng răng mẫn cảm thái quá với thức ăn nóng, lạnh. Để hạn chế, nên giảm bớt thực phẩm có chứa nhiều axít như: nước uống có ga, nước tăng lực, trà đặc… Nếu sứt mẻ răng kèm ngứa lợi thì có thể là triệu chứng của viêm lợi, nên đến gặp bác sĩ nha khoa khám tư vấn và khắc phục kịp thời, nhằm hạn chế những tổn thương vĩnh viễn.

2. Bệnh nướu răng

Bệnh nướu răng là một trong những bệnh răng lợi phổ biến và nguy hiểm gây suy yếu sức khỏe, rụng răng. Nguyên nhân gây bệnh nướu răng thường do vi khuẩn tích tụ bám quanh đường viền nướu. Viêm nướu là giai đoạn đầu của bệnh nướu răng.

Các triệu chứng bao gồm: sưng tấy đỏ và chảy máu chân răng, lung lay răng, hôi miệng... Vệ sinh răng miệng đúng cách và thực hiện cạo vôi răng định kỳ có thể giúp ngăn ngừa bệnh nha chu. Không nên hút thuốc lá, ăn uống đủ chất, giảm stress và tránh vật cay nóng. Khi mắc bệnh nên đi khám, điều trị càng sớm càng tốt.

3. Viêm nha chu

Giai đoạn tiếp theo của bệnh nướu răng là viêm nha chu, hoặc nhiễm trùng nướu. Viêm nướu răng thường gây tụt lợi, tạo thành túi rỗng giữa răng và nướu. Các túi rỗng này tích tụ cao răng, mảng bựa răng và thực phẩm dư thừa dẫn đến nhiễm trùng và áp-xe. Bệnh tiến triển gây ảnh hưởng đến răng và là nguyên nhân hàng đầu gây rụng răng ở người lớn. Nha chu nhẹ có thể điều trị bằng phương pháp cạo vôi răng nếu nặng hơn có thể phải nạo nang, làm sạch vùng viêm và điều trị phục hồi.

4. Sâu răng, áp-xe, răng biến màu

Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do quá trình vệ sinh răng miệng không đảm bảo. Viêm tủy lâu ngày biến chứng gây nên áp-xe, răng bị bệnh lý không điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến các răng khác. Dùng chỉ nha khoa và đánh răng hàng ngày, đi khám nha khoa thường xuyên giúp ngăn ngừa các vấn đề như: sâu răng, áp-xe và răng biến màu. Khi mắc các loại bệnh này không nên xem thường bởi nhiễm trùng răng miệng có thể lây lan vào mặt, xương sọ thậm chí vào máu.

5. Bệnh “da gà” trên mặt lưỡi

Bệnh “da gà” trên mặt lưỡi là cách gọi theo dân gian để nói về những nốt phồng vô hại nhỏ li ti trên bề mặt lưỡi, tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng gây đau, khó chịu cho người bệnh. Nguyên nhân gây căn bệnh đến nay y học vẫn chưa biết hết, có thể do phản ứng đối với thực phẩm hoặc chấn thương lưỡi, cắn vào lưỡi. Đôi khi bệnh tự khỏi sau vài ngày, nếu cần có thể dùng thuốc giảm đau. Trường hợp nếu lâu ngày không khỏi nên khám và điều trị ngay.

6. Chứng hôi miệng

Chứng hôi miệng là căn bệnh gây phiền toái cho nhiều người, và do nhiều nguyên nhân như thức ăn dư thừa tích tụ bám vào các kẽ chân răng, do răng khôn mọc lệch, sâu răng, viêm nha chu, viêm họng, viêm mũi họng, viêm amiđan hốc, viêm dạ dày, viêm thực quản, khô miệng, sức khỏe yếu, do vệ sinh răng miệng kém,… Cần phân biệt mùi hôi trong khoang miệng, khi thở ra bằng mũi vẫn có mùi hôi.

Để khắc phục, nên vệ sinh răng miệng thường xuyên, duy trì chế độ ăn uống khoa học, hợp lý và đủ chất, tránh dùng thực phẩm dễ gây mùi. Nếu đi khám và điều trị theo nguyên nhân cụ thể và dùng thuốc theo khuyến cáo của bác sĩ. Ngoài ra các bạn có thể sử dụng và dùng các sản phẩm giúp phòng ngừa sâu răng như viện ngậm chống sâu răng ở đây:
http://mamanbebe.com.vn/vien-ngam-chong-sau-rang/c147.html

Thứ Ba, 26 tháng 12, 2017

Cách chữa bệnh răng miệng và phòng ngừa các bệnh răng miệng

Vấn đề chăm sóc răng miệng phần lớn chưa được mọi người quan tâm đúng mức. Việc đến thăm khám bác sĩ quá muộn sẽ gây khó khăn trong việc điều trị và chữa dứt điểm.

Theo thống kê của Viện Răng Hàm Mặt Trung ương, có hơn 90% dân số mắc các bệnh về răng lợi. Trong đó, 75% người bị sâu răng, 90% người trưởng thành viêm lợi và viêm quanh răng. Riêng ở trẻ em 6 - 8 tuổi, hơn 85% sâu răng nhưng 94% không được điều trị.

Mỗi ngày chúng ta đưa vào khoang miệng vô số thực phẩm, điều này tạo ra môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây bệnh sinh sôi. Vi khuẩn trong khoang miệng không chỉ là nguyên nhân dẫn đến bệnh sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu… mà còn gây ra các phiền toái khó chịu như đau đớn, ăn uống kém, hôi miệng dẫn đến ngại giao tiếp…


Sâu răng là căn bệnh răng miệng phổ biến, do một số loại vi khuẩn tạo axit gây ra như: lactobacillus, streptococcus mutan và các loài actinomyces. Các vi khuẩn này gây tổn thương răng trong môi trường có carbohydrate lên men như: đường sucrose, fructose và glucose.Các bệnh răng miệng phổ biến

Sâu răng là bệnh rất dễ mắc phải, không hoàn nguyên và chữa trị tốn kém. Nếu không được chữa trị, bệnh này có thể dẫn đến đau răng, rụng răng, nhiễm trùng và tử vong đối với những ca nặng.

Một căn bệnh khác mà nhiều người gặp phải là viêm lợi, do các vi khuẩn tồn tại trên mảng bám cao răng gây nên. Khi mảng bám không được làm sạch thường xuyên, vi khuẩn sẽ tấn công đến chân răng và sản sinh tại đó các enzym có khả năng phá huỷ sự liên kết của biểu mô, khiến sự liên kết giữa răng và lợi lỏng lẻo. Cao răng này có thể tồn tại quanh thân răng và cổ răng nhưng nguy hiểm nhất là cao răng dưới lợi mà bạn không thể quan sát được.

Khi bị viêm lợi, lợi của người bệnh bị sưng đỏ, dễ chảy máu, đặc biệt là khi chải răng, tổ chức chân răng lỏng, dễ chảy máu, kèm hôi miệng, người bệnh có cảm giác đau hoặc ngứa căng lợi răng. Nếu viêm lâu ngày, lợi sẽ bị tụt xuống làm chân răng lộ ra, rất ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.

Ngoài sâu răng, viêm lợi thì viêm nha chu cũng là bệnh răng miệng thường gặp. Thực chất, đây chính là giai đoạn phát triển sau của viêm lợi. Phần chân răng sẽ sưng to, chảy máu nhiều hơn và phần lợi có xu hướng chuyển sang màu sẫm, tách hẳn khỏi răng. Khi đó, răng có xu hướng lung lay, nếu không điều trị kịp thời thì nguy cơ mất răng là hoàn toàn có thể xảy ra.

Biện pháp điều trị răng miệng hiệu quả

Để phòng ngừa bệnh răng miệng, bạn phải chải răng đúng cách khoảng 2 lần mỗi ngày; dùng chỉ tơ nha khoa để lấy đi thức ăn, mảng bám trên răng; đồng thời thực hiện chế độ ăn uống cân bằng, hạn chế thực phẩm chứa nhiều đường.

Ngoài ra, bạn nên lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần và thay bàn chải 3-4 tháng/lần vì bàn chải là ổ tích tụ vi khuẩn. Điều này giúp nâng cao hiệu quả chải răng và giảm nguy cơ nhiễm khuẩn mỗi lần đánh răng.

Đừng quên rèn luyện thói quen súc miệng bằng dung dịch sát khuẩn mỗi ngày để tiêu diệt và ngăn ngừa khả năng phát triển, sinh sôi các hại khuẩn gây bệnh trong khoang miệng hoặc các bạn có thể dùng viên ngậm chống sâu răng để phòng ngừa các bệnh răng miệng:

http://mamanbebe.com.vn/vien-ngam-chong-sau-rang/c147.html



.